So sánh với xe du lịch, xe tải thường ít được chú trọng về khâu bảo dưỡng và hành động đó khiến xe nhanh bị xuống cấp, giảm hiệu quả cũng như là thời gian sử dụng xe. Vậy mục đích của bảo dưỡng xe tải là gì và bảo dưỡng xe tải như thế nào là đúng cách?
MỤC ĐÍCH CỦA QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE:
Phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn.
Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng.
Giữ gìn hình thức bên ngoài.
Kéo dài tuổi thọ của xe.
Có 02 cấp bảo dưỡng xe đó là bảo dưỡng hàng ngày và bảo dưỡng định kỳ. Việc bảo dưỡng hàng ngày chủ yếu do người dùng thực hiện và được làm hàng ngày trước vào sau khi sử dụng xe. Đối với việc bảo dưỡng định kỳ thì việc bảo dưỡng sẽ phức tạp hơn, việc này được thực hiện khi xe đã qua một thời gian sử dụng.
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HÀNG NGÀY GỒM:
Quan sát toàn bộ chi tiết buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số. Cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp. Lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc…
Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, ắc quy, quạt gió.
Hệ thống phanh, bôi trơn, nâng hạ,…
Kiểm tra độ ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính,…).
Làm sạch kính chiếu hậu, kính chắn gió, đèn pha, đèn hậu đảm bảo độ nhìn tốt.
Ngoài ra, còn phải kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu.
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ GỒM:
Kiểm tra động cơ chung: Áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu. Thay dầu bồi trơn, làm sạch hệ thống tản nhiệt.
Quy trình bảo dưỡng định kỳ
Hệ thống điện:
Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận khác.
Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy.
Điều chỉnh bộ căng dây đai dẫn động máy phát, kiểm tra, điều chỉnh sự làm việc của rơ le.
Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. Điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp theo quy định.
Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần.
Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định.
Hệ thống phanh: cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn khi lái xe. Quy trình kiểm tra định kỳ sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Đồng thời cần tỉ mỉ và kiểm tra thật kỹ lưỡng trước khi cho xe hoạt động trở lại.